Lực siết bu lông là lực hữu ích kết hợp với cánh tay đòn của dụng cụ siết tạo thành mô-men xoắn (mô-men siết bu lông) đủ lớn tác động lên đầu bu lông hoặc đai ốc nhằm tạo ra ứng suất căng ban đầu trong thân bu lông để đảm bảo mối liên kết bằng bu lông được kẹp chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Mối liên kết bằng bu lông trong các kết cấu thép thông dụng thường được phân thành 03 loại: Liên kết chịu cắt, Liên kết không trượt và Liên kết bu lông chịu kéo.
+ Liên kết chịu cắt là dạng liên kết mà bulông phải chịu lực vuông góc với thân bu lông thông qua thành lỗ của các tấm thép được ghép, thân bu lông sẽ chịu ứng suất cắt bởi lực kéo trên các tấm thép này. Với kiểu liên kết này người ta thường dùng các loại dụng cụ siết tiêu chuẩn thông dụng với lực xiết theo kinh nghiệm của thợ lắp ráp là đạt yêu cầu.
+ Liên kết không trượt là dạng liên kết cũng tương tự như liên kết chịu cắt nhưng yêu cầu lực siết bu lông lớn hơn nhằm tạo ra được độ ma sát giữa các bản thép là đủ lớn không cho trượt bởi lực kéo tác động trên các tấm thép này. Ngày nay, công nghệ gia công CNC đã trở nên rất phổ biến, dễ dàng gia công được hệ lỗ trên các tấm thép với độ chính xác rất cao và bu lông ngoài nhiệm làm vụ kẹp chặt thì thân bu lông cũng gần như là chốt định vị nên yêu cầu về giám sát để đảm bảo đủ lực siết bu lông trong trường hợp này đã trở nên đơn giản hơn nhiều.
+ Liên kết bu lông chịu kéo là dạng liên kết mà bu lông chịu lực dọc theo thân bu lông, đây là dạng liên kết bu lông khá phổ biến trong các kết cấu cơ khí thông dụng. Ví dụ điển hình là các mối liên kết lắp mặt bích tay xà, lắp cần đèn, lắp bulong khung móng của cột thép monople, cột đèn nâng hạ, cột đèn tín hiệu và cột đèn chiếu sáng các loại…
Nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn riêng về mô-men siết bu lông quy định cụ thể áp dụng cho từng loại bulông. Hiện nay, nước ta tuy chưa ban hành tiêu chuẩn riêng nhưng cũng đã có yêu cầu về lực siết bulông dưới dạng phụ lục đính kèm trong một vài tiêu chuẩn về lắp ghép cơ khí.
Nói chung các công trình sử dụng cột thép monople hoặc cột đèn chiếu sáng ở các dự án có quy mô không lớn hoặc không có quy định cụ thể thì người ta gần như là chấp nhận mặc định lực xiết bu lông áp dụng với dụng cụ siết tiêu chuẩn và kinh nghiệm của thợ thi công, hoặc dùng cờ-lê lực thông thường (Torque-Wrench) để kiểm tra lại. Tuy nhiên một số công trình (đặc biệt là các dự án có yếu tố nước ngoài) thì có quy định khá chi tiết về lực xiết bu lông, dụng cụ & phương pháp xiết, kiểm soát chất lượng thi công…trong các tài liệu thiết kế thi công lắp dựng.
Sau đây là trích chép thông tin về mô-men xiết bu lông từ các tài liệu tiêu chuẩn đã ban hành nhằm giúp tiện tra cứu lực xiết bu lông áp dụng cho việc thi công lắp dựng các loại cột monopole và công trình chiếu sáng công cộng nói chung.
Kích thước bulông (mm) | Mô-men xiết bu lông (daNm) đối với loại bu lông | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
4.6 | 4.8 | 5.6 | 5.8 | 6.6 | 6.8 | 8.8 | 10.9 | |
8 | 0,892 | 1,190 | 1,110 | 1,480 | 1,330 | 1,780 | 2,370 | 3,340 |
9 | 1,35 | 1,80 | 1,68 | 2,25 | 2,02 | 2,70 | 3,60 | 5,06 |
10 | 1,79 | 2,38 | 2,24 | 2,98 | 2,68 | 3,58 | 4,77 | 6,72 |
12 | 3,04 | 4,05 | 3,80 | 5,07 | 4,56 | 6,08 | 8,11 | 11,41 |
14 | 4,82 | 5,43 | 6,03 | 8,04 | 7,24 | 9,85 | 12,87 | 18,11 |
16 | 7,34 | 9,79 | 9,18 | 12,24 | 11,02 | 14,89 | 19,59 | 27,56 |
18 | 9,97 | 13,29 | 12,46 | 16,62 | 14,96 | 19,94 | 26,59 | 37,40 |
20 | 14,32 | 19,10 | 17,90 | 23,87 | 21,48 | 28,85 | 38,20 | 53,71 |
22 | 19,12 | 25,50 | 23,90 | 31,87 | 28,68 | 38,25 | 51,00 | 71,71 |
24 | 24,60 | 32,80 | 30,74 | 41,00 | 36,90 | 49,20 | 65,60 | 92,24 |
27 | 35,92 | 47,90 | 44,90 | 59,87 | 53,88 | 71,85 | 95,80 | 134,71 |
30 | 45,00 | 60,00 | 56,25 | 75,00 | 67,50 | 90,00 | 120,0 | 168,75 |
33 | 66,00 | 88,00 | 82,50 | 110,0 | 99,00 | 132,00 | 176,0 | 247,50 |
36 | 85,13 | 113,50 | 106,40 | 141,87 | 127,68 | 170,24 | 227,0 | 319,21 |
Standard T series | 1.8T series | 2.4T series | |
Bolt Grade (*Material) |
4.6 ~ 6.8 SS, SC, SUS |
8.8 ~ 12.9 SCr, SNC, SCM |
10.9 ~ 12.9 SCr, SNC, SCM, SNCM |
** Axial tension standard value [N/mm2] Min - Max |
210 300 ~ 160 |
380 540 ~ 290 |
500 710 ~ 380 |
Application | To be applied to ordinary screws, unless otherwise specified | Durable screw joints made of special steel including those affected by additional dynamic loads (Friction clamping) | |
Applicable products | Ordinary products | Vehicles, Engines | Construction products |
Nominal diameter | T series [N•m] [Grade: 4.6 ~ 6.8] |
1.8T series [N•m] [Grade: 8.8 ~ 12.9] |
2.4T series [N•m] [Grade: 10.9 ~ 12.9] |
---|---|---|---|
M8 | 12.5 | 22 | 29.5 |
M10 | 24.5 | 44 | 59 |
M12 | 42 | 76 | 100 |
(M14) | 68 | 122 | 166 |
M16 | 106 | 190 | 255 |
M18 | 146 | 270 | 350 |
M20 | 204 | 370 | 490 |
M24 | 360 | 650 | 860 |
M30 | 700 | 1260 | 1700 |
M36 | 1240 | 2250 | 3000 |
M42 | 2000 | 3600 | 4800 |
M48 | 2950 | 5300 | 7000 |
M56 | 4800 | 8600 | 11600 |
M64 | 7200 | 13000 | 17500 |
Note: (*) Material callouts are JIS (Japanese standard) (**) The maximum to the minimum of the axial stress is considered as the dispersion of the torque coefficient. + Example: σ max = 210 × (0.2 ÷ 0.14) = 300 [N/mm2] + Torque coefficient: 0.14 (minimum) ~ 0.2 (average) ~ 0.26 (maximum) |