EUROPEAN STANDARD EN 40-1
Cột đèn chiếu sáng – Phần 1: Định nghĩa và thuật ngữ
Phần này của tiêu chuẩn EN 40 đã được xem xét bởi Ủy ban Kỹ thuật CEN/TC 50 “Cột đèn chiếu sáng và khớp lắp đèn”, và đã được Hội đồng kỹ thuật CEN (Nghị quyết 33/1988) phê duyệt để phát hành lại chỉ với những sửa đổi nhỏ.
Phần này của tiêu chuẩn EN 40 đã được chấp nhận bởi các quốc gia thành viên sau: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Irland, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.
Bản sửa đổi này sẽ thay thế cho EN 40-1:1976.
Phần này của EN 40 đưa ra các định nghĩa và thuật ngữ trong lĩnh vực “Cột đèn chiếu sáng” bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Đức.
Hình 1 - Chiều cao cột đèn
Hình 2 - Độ vươn cần đèn
Cột đèn chiếu sáng là cột trụ đỡ dùng để lắp đặt một hoặc nhiều bộ đèn chiếu sáng, nó bao gồm một hoặc nhiều bộ phận như: một cột trụ, một cần lắp đèn và có thể là một phần mở rộng khác. Cột đèn chiếu sáng được đề cập trong tiêu chuẩn này là không bao gồm cột dây văng treo đèn (loại cột trụ dùng để căng dây văng và treo lắp bộ đèn lên sợi dây văng đó).
Chiều cao danh nghĩa của cột đèn chiếu sáng là độ cao được tính từ tâm đế khớp lắp đèn tới mặt đất đối với kiểu cột đèn chôn trực tiếp hoặc là độ cao được tính từ tâm đế khớp lắp đèn tới mặt đáy tấm bích đế cột đối với kiểu cột đèn có tấm bích đế. (Xem hình 1)
Là loại cột đèn chiếu sáng được thiết kế chỉ có một cột trụ đỡ không có cần đèn, trên đỉnh cột có chi tiết khớp lắp đèn dùng để lắp đặt trực tiếp bộ đèn chiếu sáng ngay lên trên đỉnh cột.
Là loại cột đèn chiếu sáng được thiết kế bao gồm một cột trụ đỡ gắn kèm cần đèn, trên cần đèn có chi tiết khớp lắp đèn dùng để lắp đặt trực tiếp bộ đèn chiếu sáng với cần đèn. Cần đèn được thiết kế có thể là bộ phận gắn cố định với thân cột hoặc có thể tháo rời khỏi thân cột.
Cần đèn chiếu sáng là một giá đỡ dùng để lắp đặt bộ đèn tại vị trí cách đường tâm trục cột đèn chiếu sáng theo một khoảng cách xác định. Cần đèn chiếu sáng sẽ có dạng đơn, dạng kép hoặc nhiều dạng khác (cho phép lắp một hoặc nhiều bộ đèn) và nó có thể được thiết kế theo kiểu gắn liền hoặc lắp ghép với thân cột đèn.
Độ vươn cần đèn là khoảng cách theo chiều ngang được tính từ tâm đế khớp lắp đèn tới đường tâm mặt cắt gốc cột đèn ở vị trí mặt đất. (Xem hình 2)
Là phần cấu trúc trên thân cột đèn được thiết kế dùng để lắp ghép cố định một cần đèn với thân cột đèn. Phần cấu trúc này có thể có cùng kích thước hoặc có tiết diện khác với thân cột đèn.
Khớp lắp đèn là cơ cấu gắn liền trên đỉnh cột (đối với loại cột đèn không có cần đèn) hoặc gắn liền trên cần đèn (đối với loại cột đèn gắn kèm cần đèn), nó được được thiết kế dùng để lắp trực tiếp với bộ đèn.
Góc lắp đặt bộ đèn là góc nghiêng giữa đường tâm trục của bộ đèn ở trạng thái lắp đặt cố định so với đường thẳng nằm ngang.
Cửa cột là khoảng mở trên thân cột đèn sử dụng để lắp đặt các thiết bị điện vào bên trong.
Lỗ luồn cáp là lỗ mở trên thân cột ở đoạn cột chôn dưới mặt đất, lỗ mở này sử dụng để luồn cáp ngầm đi vào bên trong cột đèn.
Độ sâu chôn đất là chiều dài đoạn gốc cột đèn được chôn trực tiếp dưới mặt đất. (Xem hình 3)
Đối với loại cột đèn được thiết kế lắp đặt theo kiểu chôn trực tiếp gốc cột vào trong lòng đất thì có thể có tấm đế chống lún gắn dưới đáy cột nhằm mục đích chống lún và chống xoay cho cột đèn. (Xem hình 4)
Đối với loại cột đèn được thiết kế lắp đặt theo kiểu lắp ráp với móng cột thì nó có một tấm bích đế gắn cứng với gốc cột đèn, tấm bích đế cột này có lỗ luồn cáp điện và hoặc có các lỗ lắp bu lông móng dùng để lắp đặt cố định cột đèn với nền móng bê tông hoặc với kết cấu khác. (Xem hình 5)
Hình 3 - Chiều sâu chôn đất
Hình 4 - Tấm đế chống lún
Hình 5 - Tấm bích đế cột
Chuyển vị đầu cột (đối với cột đèn không có cần đèn) hoặc chuyển vị đầu cần (cột với cột đèn gắn kèm cần đèn) là sự di chuyển vị trí của tâm đế khớp lắp đèn theo phương ngang và theo phương dọc bởi sự tác động của các tải trọng tương tác lên cột đèn. Chuyển vị theo phương ngang là do tải trọng bên ngoài tác động lên cột trụ, cần đèn và bộ đèn. Chuyển vị theo phương dọc là do trọng lượng của chính bộ đèn và cần đèn gây ra.
Cần đèn thẳng
Cần đèn cong
Biện pháp thi công
Mặt cắt không đổi
Độ côn
Giật cấp
Hình tròn
Hình vuông
Hình lục giác
Hình đa giác
Không có đường hàn
Hàn liên kết
Mối hàn dọc
Mối hàn ngang
Vật liệu
Bu lông móng
Sự tham gia của Vương quốc Anh trong việc chuẩn bị Tiêu chuẩn Châu Âu này đã được giao cho Ủy ban Kỹ thuật về Thiết bị Đường bộ (B/509) và tiếp đó được ủy quyền cho Tiểu ban phụ trách B/509/50 với sự đại diện của các tổ chức sau đây:
Liên đoàn nhôm
Liên đoàn bê tông đúc sẵn Anh
Ngành công nghiệp sản xuất thép Anh
Hội Cục trưởng Hạt
Bộ Giao thông Vận tải
Ngành công nghiệp điện lực Anh
Hiệp hội Đường cao tốc và Giao thông
Hiệp hội các kỹ sư chiếu sáng
Hiệp hội các nhà sản xuất cột đèn chiếu sáng
Liên đoàn ngành công nghiệp chiếu sáng.
Tiêu chuẩn Châu Âu EN 40 về "Cột đèn chiếu sáng" đã được phê duyệt bởi Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước thuộc khối EU và tại Vương quốc Anh. Tiêu chuẩn BS EN 40-1:1992 là một phần nội dung của bộ tiêu chuẩn EN 40.
Tại Việt Nam, phần lớn các công trình chiếu sáng công cộng trên toàn quốc đều sử dụng nhiều cột đèn chiếu sáng, tuy nhiên cho đến nay thì nước ta vẫn chưa ban hành bộ tiêu chuẩn riêng về cột đèn chiếu sáng. Bởi vậy, nhóm kỹ sư chuyên thiết kế cột đèn đường của Litec® tạm dịch tài liệu BS EN 40-1:1991 ra tiếng Việt, với mong muốn trước mắt là góp phần để nhiều người Việt dễ tiếp cận tài liệu này hơn, kỳ vọng hơn nữa là góp phần để các nhà tư vấn thiết kế, các chủ đầu tư và các nhà sản xuất cột đèn chiếu sáng ở trong nước dễ đạt được sự thống nhất về yêu cầu kỹ thuật chung của sản phẩm cột đèn chiếu sáng.
Nội dung bản dịch này là được dịch từ bản copy "BS EN 40-1:1992 English version". Các hình vẽ trong bản copy có nhiều chỗ bị nhòe mờ nên được vẽ minh họa lại để cho dễ xem hơn chứ không nhằm mục đích thay thế hình vẽ của tài liệu gốc. Mặc dù đã cố gắng để bản dịch đạt được chất lượng tốt nhất có thể, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong mọi người góp ý để bản dịch được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
Xem thêm:
BRITISH STANDARD BS EN 40-2:2004 | Cột đèn chiếu sáng – Phần 2: Yêu cầu chung và kích thước